banner
Thứ 3, ngày 21 tháng 1 năm 2025
Giới thiệu chung
12-7-2017

- Huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, với diện tích tự nhiên 137.124ha, trong đó, đất nông nghiệp là 124.761ha (đất sản xuất 11.283ha, đất lâm nghiệp 113.469ha, đất nuôi trồng thủy sản 8,59ha). Toàn huyện có 9 xã với 89 thôn, 117 làng.

Huyện Kon Plông nằm trên Quốc lộ 24 nối tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Trung bộ. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; Phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông; Phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy; Phía Nam giáp huyện huyện KBang, tỉnh Gia Lai; Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Huyện có diện tích tự nhiên 137.142,58 ha; Địa hình núi cao trên 1.000m chiếm 80%, còn lại là cao nguyên, đỉnh bằng sườn dốc và thung lũng phân bố dọc theo hệ thống sông Đắk Ring, sông Đăk Rơ Manh, sông Đăksnghé; Trên địa bàn huyện có 4 sông lớn chảy qua như sông Đắk Ring (dài 15 km), sông Đắk Snghé (dài 60 km), sông  Đăk Rơ Manh (dài 12 km), suối Đăk Tơ Meo (dài 15 km) và nhiều sông suối nhỏ. Trên địa bàn huyện có tổng số 09 đơn vị hành chính xã với 89 thôn và 117 làng, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. 

- Dân số toàn huyện (tính đến cuối năm 2016) 6.543 hộ với tổng số khẩu 26.685  khẩu, hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 5.614 hộ với tổng số khẩu là 21.529 khẩu (chủ yếu là người dân tộc Xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre) chiếm trên 80 % dân số toàn huyện với nhiều nét văn hoá đặc trưng.

- Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Xơ Đăng, Hre và dân tộc Kinh, trong đó dân tộc tại chỗ là dân tộc Xơ Đăng có hai nhánh là dân tộc Ka Dong và Mơ Nâm. Trên địa bàn huyện có 03 tôn giáo chính là Công giáo (52 hộ tại xã Măng Bút), Phật giáo (06 hộ tại xã Đắk Long) và Tin Lành ( 100 hộ tại xã Măng Cành, Đắk Tăng và Đắk Nên); hộ nghèo 3.132 hộ theo tiêu chí mới chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chiếm 54,2% tổng số hộ nghèo toàn huyện.

- Trung tâm huyện cách thành phố Kon Tum 54 km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24; cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi 120 đến 150 km và các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam khoảng 250-300 km theo đường quốc lộ 24 - Đường Hồ Chí Minh. Có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung chuyển của các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông - Bắc Thái Lan...

- Khu du lịch sinh thái Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000m - 1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-200C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke, Pa sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô)… thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.

- Về phát triển kinh tế của huyện Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) thực hiện trong năm 2016 ước đạt 842,66 tỷ đồng, tăng 15,83% so với năm trước, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 13,10%, Công nghiệp - xây dựng tăng 14,10%, Thương mại - Dịch vụ tăng 23,37%. Cơ cấu kinh tế Nông, lâm, thủy sản: 24,26 %; Công nghiệp - Xây dựng: 49,49 %; Thương mại - dịch vụ: 26,25 %. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18,28 triệu đồng/người/năm đạt 92,42% so với KH. Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là khai thác cát, đá, sỏi; điện thương phẩm với quy hoạch phát triển thuỷ điện trên địa bàn 08 dự án, sản xuất rượu sim.

- Về văn hoá các dân tộc với môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống bản địa, với những nhạc cụ dân dang lâu đời như: đàn, nhị, sáo dọc, trống, chiêng, cồng, tì và, ống gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước; trang phục bản địa của người Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê; văn hóa kiến trúc nhà rông, nhà dài... gắn với không gian núi rừng thiên nhiên là tiềm năng rất lớn để khai thác để tạo thành các điểm du lịch cộng đồng mang đậm nét đặc sắc bản địa núi rừng Măng Đen.

Văn phòng HĐND - UBND huyện Kon Plông
Số lượt xem:26339

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
lens Lịch sử hình thành (28-3-2017)



   
 
Chuyen doi so
 

 
Hinh Anh
 
Hinh Anh
 
Hinh Anh
 
Hinh Anh
 
Hinh Anh
 

 
 
Hinh Anh
 
Hinh Anh

 
Hinh Anh
 


 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN KON PLÔNG - TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Thắng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông.
Trưởng Ban biên tập: Ông Phạm Văn Thắng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông
Quản lý thường trực: Trung tâm Văn hóa - Thể thao -Du lịch & Truyền thông huyện Kon Plông.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 02603.848.175 ; Fax: 02603.848002; Email: ubndkonplong-kontum@chinhphu.vn.
Bản quyền thuộc về Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
1576361 Tổng số người truy cập: 1147 Số người online:
Phát triển:TNC