Tham gia đêm giao lưu cồng chiêng có trên 300 nghệ nhân đến từ 9 đoàn cồng chiêng của 09 xã trên địa bàn huyện.
Đến với đêm giao lưu cồng chiêng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đội cồng chiêng của các xã đã biểu diễn những nét độc đáo trong từng điệu xoang, nhịp chiêng của dân tộc mình với những giai điệu cồng chiêng truyền thống tái hiện các lễ hội như: Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng máng nước, Lễ đâm trâu; Lễ thả trâu vv...
Đêm giao lưu cồng chiêng là dịp để các nghệ nhân cồng chiêng tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, trao đổi với nhau về các làn điệu, các bài chiêng, đồng thời tôn vinh các giá trị đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng. Đây cũng là hoạt động nhằm động viên, khích lệ thế hệ trẻ cùng với Nhân dân các dân tộc trong huyện chung tay duy trì, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại./.